DV NHI KHOA
Sàng lọc mất thính lực bẩm sinh ở sơ sinh: Phát hiện sớm & can thiệp thính lực cho trẻ

Sàng lọc mất thính lực bẩm sinh ở sơ sinh: Phát hiện sớm & can thiệp thính lực cho trẻ

Sau khi bé chào đời, một trong những bài kiểm tra được chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện cho bé là sàng lọc mất thính lực . Tuy nhiên, nhiều bố mẹ lại bỏ qua và tới khi bé 2,5-3 tuổi mới phát hiện bé bị khiếm thính. Việc phát hiện muộn sẽ ảnh hưởng nhiều khả năng phát âm, giao tiếp so với bạn bè đồng trang lứa của bé. Vậy khi nào cần sàng lọc, nguyên nhân, phương pháp sàng lọc là gì?

Cứ 1000 trẻ sinh ra thì có 1 hoặc 2 trẻ bị khiếm thính. Phần lớn các trẻ này được sinh ra trong những gia đình không có ai bị khiếm thính. Việc nhận biết trẻ có bị khiếm thính hay không không phải là một điều dễ dàng đối với các bậc cha mẹ. Phát hiện sớm tình trạng khiếm thính là điều rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Chẩn đoán muộn tình trạng khiếm thính sẽ có ảnh hưởng lâu dài đến nhiều mặt như sức khoẻ tinh thần, sự khỏe mạnh, trình độ học vấn, phát triển nghề nghiệp, chất lượng cuộc sống và tiêu chuẩn sống.

MẤT THÍNH LỰC LÀ GÌ?

Mất thính lực (giảm khả năng nghe hoặc điếc) có thể gặp với tỷ lệ từ 3-4 trên 1000 sơ sinh cho đến cao nhất là 1-2 trên 100 sơ sinh. Mất thính lực có thể ở một hoặc cả hai tai. Là một trong những rối loạn thường gặp nhất so với các rối loạn khác đang được sàng lọc rộng rãi như thiếu máu hồng cầu liềm, thiếu men G6PD, phenylketonuria hay suy giáp trạng bẩm sinh.

TẠI SAO NÊN XÁC ĐỊNH VÀ ĐIỀU TRỊ TRƯỚC KHI TRẺ ĐƯỢC 6 THÁNG TUỔI?

Con người phát triển ngôn ngữ bằng cách nghe. Thính giác là cơ sở để xây dựng kĩ năng cảm xúc – xã hội, kĩ năng nhận thức và sau đó là khả năng đọc hiểu và các kỹ năng học tập.

Những trẻ được phát hiện muộn (ví dụ khi trẻ 2-3 tuổi) có thể phải gánh chịu những khuyết tật vĩnh viễn, không thể sửa chữa được về khả năng phát âm, phát triển ngôn ngữ và nhận thức

Hầu hết các trường hợp mất thính lực vĩnh viễn là do sự phá hủy hoặc mất chức năng của thần kinh thính giác dẫn truyền tín hiệu âm thanh từ tai trong tới não. Tuy nhiên, chỉ khoảng một nửa các trường hợp mất thính lực là có thể xác định được nguyên nhân.

Trong số các nguyên nhân xác định được, khoảng một nửa là do các lý do mắc phải trong quá trình mang thai và sinh đẻ và khoảng một nửa còn lại là do các nguyên nhân có yếu tố di truyền

Do đó, khuyến nghị: mất thính lực cần phải được xác định và điều trị nếu có thể trước khi trẻ được 6 tháng tuổi

CÁC YẾU TỐ GÂY NGUY CƠ MẤT THÍNH LỰC Ở TRẺ

  • Bà mẹ mắc một số bệnh lý khi mang thai: nhiễm cytomegalovirus, rubella, giang mai, herpes, toxoplasmosis.
  • Tiền sử gia đình có người mất thính lực
  • Có tiếp xúc hay sử dụng các thuốc, ví dụ kháng sinh nhóm aminoglycosides (gentamycin, kanamycin), hóa liệu pháp chống ung thư, hoặc hóa chất
  • Đẻ non hoặc nhẹ cân, có các dấu hiệu của suy hô hấp sau đẻ, và phải thông khí hỗ trợ kéo dài
  • Vàng da do tăng bilirubin, viêm màng não
  • Chỉ số Apgar sau đẻ thấp
  • Bất thường cấu trúc ở đầu, mặt, cấu trúc bất thường của tai ngoài và tai giữa
  • Ngay cả những trẻ không có các yếu tố nguy cơ này, vẫn có khả năng mất thính lực, vì thế chương trình sàng lọc cần áp dụng cho mọi trẻ sơ sinh trước khi ra viện về nhà

CÁC KIỂM TRA ĐƯỢC THỰC HIỆN KHI NÀO VÀ Ở ĐÂU?

Trẻ sơ sinh có thể được sàng lọc khiếm thính từ rất sớm sau khi sinh, vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 sau khi chào đời, khi người mẹ vẫn còn nằm viện tại khoa sản. Việc sàng lọc cũng có thể được thực hiện tại phòng khám Tai-Mũi-Họng trong các tuần lễ đầu tiên sau khi sinh.

VIỆC SÀNG LỌC ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?

Một bác sĩ được đào tạo chuyên môn về sàng lọc khiếm thính sẽ thực hiện kiểm tra tại một nơi yên tĩnh. Việc kiểm tra sẽ dễ thực hiện hơn nếu trẻ đang ngủ. Những thông tin dưới đây có thể sẽ giúp trẻ nằm yên trong quá trình kiểm tra :

Cố gắng không để trẻ ngủ trước lịch hẹn. Điều này có nghĩa là trẻ sẽ có nhiều khả năng ngủ trong khi kiểm tra.

Nếu có thể, hãy cho trẻ bú ngay trước khi kiểm tra. Điều này có thể giúp trẻ dễ ngủ.

Hãy mang theo tất cả mọi thứ mà bạn cần làm cho trẻ cảm thấy thoải mái và vui vẻ. Bệnh viện sẽ có nơi để bạn cho trẻ bú và thay tã cho trẻ nếu cần thiết.

Bạn sẽ nhận kết quả vào thời điểm sàng lọc.

Phương pháp kiểm tra sàng lọc được gọi là ĐO ÂM ỐC TAI. Bác sĩ sẽ đặt một đầu dò mềm và nhỏ vào phần ống tai ngoài của trẻ, đầu dò sẽ phát những tiếng click vào bên trong tai. Khi tai nhận được âm thanh, phần tai trong được gọi là ốc tai, thường phát ra tiếng vang và được máy theo dõi ghi nhận lại. Việc kiểm tra chỉ diễn ra trong vài phút và bạn sẽ ở bên trẻ trong khi thực hiện kiểm tra. Trong trường hợp kiểm tra thất bại ở một hoặc cả hai tai thì phương pháp ĐO ÂM ỐC TAI phải được thực hiện lần thứ hai vào ngày hôm sau.

Nếu phương pháp ĐO ÂM ỐC TAI lần thứ hai cũng thất bại thì cần thực hiện một cuộc kiểm tra đánh giá thính giác khác trong vòng 2 tuần, tại khoa Tai-Mũi-Họng. Điều này không có nghĩa là trẻ bị khiếm thính mà có thể là do dịch còn ở trong ống tai của trẻ sau khi sinh, hoặc xảy ra trường hợp trẻ không nằm yên trong khi kiểm tra lần thứ nhất.

Phương pháp kiểm tra đánh giá thính giác thực hiện ở Khoa Tai-Mũi-Họng được gọi là ĐO ĐÁP ỨNG THÍNH GIÁC THÂN NÃO TỰ ĐỘNG. Phương pháp này sẽ có ba thiết bị cảm biến nhỏ được gắn vào đầu, cổ và vai của trẻ. Các chụp tai được đặt lên trên tai trẻ và hàng loạt tiếng click được phát ra. Một máy vi tính sẽ đo đáp ứng thính giác của trẻ với âm thanh này.

KẾT QUÀ CÓ Ý NGHĨA GÌ?

Nếu sàng lọc cho thấy có phản ứng rõ ràng từ cả hai tai của bé, gần như chắc chắn là bé không bị khiếm thính.

Nếu sàng lọc không thấy có phàn ứng rõ ràng từ một hoặc cả hai tai của bé, thì em bé của bạn sẽ cần phải làm thử nghiệm lần hai. Điều này không có nghĩa là em bé của bọn bị điếc. Lịch hẹn lặp lại sàng lọc là lúc trẻ được 1 tháng tuổi.

Kết quả sàng lọc ban đầu có thể bị ảnh hưởng bởi:

• Sự hiện diện của dịch ối hoặc chất gây trong ống tai

• Dịch tai giữa tạm thời

• Khu vực sàng lọc quá ồn ào hoặc bé không nằm yên.

Nếu không thấy phàn ứng rõ ở một hoặc cả hai tai tại thời điểm sàng lọc lần 2, em bé của bạn sè được giới thiệu đến chuyên gia thính học nhi để xác định xem bé thực sự có vấn đề về thính giác hay không.

NẾU PHẤT HIỆN BỊ KHIẾM THÍNH, BẠN CÓ THỂ LÀM GÌ?

Điều này phụ thuộc vào loại khiếm thính của bé. Tất cà các bé khiếm thính nên được khám với một bác sĩ chuyên về

thính học có kinh nghiệm với trẻ sơ sinh, bác sĩ tai mũi họng và bác sĩ mắt nhi khoa. Một số trẻ khiếm thính cũng có thể

có vấn đề về thị lực. Trẻ cũng có thể cần khám bác sĩ di truyền học để xem có nguyên nhân di truyền nào gây mất

thính giác hay không.

Bác sĩ chuyên thính học cùng bác sĩ tai mũi họng có thể làm các thử nghiệm thính giác đặc biệt để xác định mức độ

giảm thính lực của bé và có thể làm gì để giúp đỡ bé.

Nếu bé điếc vĩnh viễn, có thể dùng các thiết bị trợ thính và các dịch vụ hồ trợ ngôn ngữ và lời nói. Đôi khi, phẫu thuật

có thể có ích.

 

Tác giả: Bs Nhân Lê
Theo Phòng KHTH
Tin liên quan