Công nghệ tế bào gốc
Khái niệm
Tế bào gốc là tế bào có khả năng biệt hoá thành nhiều loại tế bào khác để thay thế cho các tế bào bị mất đi do già và chết tự nhiên hay do chấn thương vì nhiều nguyên nhân khác nhau.
Quá trình liền vết thương và phục hồi các thoái hoá/tổn thương của các mô, cơ quan trong cơ thể có nhiều cơ chế phức tạp nhưng kết quả cuối cùng là tái lập lại các mô đã bị thoái hoá/tổn thương. Chính các tế bào gốc là lực lượng dự trữ được huy động để tái tạo các tế bào bị tổn thương đó. Vì thế điều trị bằng tế bào gốc chính là để bổ sung nguồn tế bào non trẻ, có thể tạo ra các loại tế bào mới, mô mới bổ sung hoặc thay thế cho các tế bào và mô cơ quan bị tổn thương hay mất chức năng
Tại sao phải lưu giữ tế bào gốc dây rốn
Không ai biết trước một em bé từ khi sinh ra, lớn lên có thể mắc bệnh gì. Khoa học đã chứng minh tế bào gốc có thể thu được từ rất nhiều nguồn khác nhau, tuy nhiên dây rốn trẻ sơ sinh là nguồn cung cấp tế bào gốc lý tưởng vì có khả năng cung cấp nguồn tế bào gốc trẻ, dồi dào, đa dạng, có khả năng phù hợp miễn dịch cao, dùng để chữa trị cho chính bản thân em bé và các người thân trong gia đình có chỉ số sinh học phù hợp với bé.
Lưu giữ lâu dài tế bào gốc là một biện pháp bảo đảm sức khỏe cho con bạn và gia đình bạn trong hiện tại và tương lai như một hình thức “bảo hiểm sinh học”.
Lưu giữ tế bào gốc dây rốn khi em bé vừa chào đời là cơ hội duy nhất, có thể cứu sống một người khi cần đến
Khả năng cấy ghép
Cấy ghép tế bào gốc có thể được thực hiện cho chính bản thân em bé (ghép tự thân) hoặc ghép cho người thân trong gia đình cũng như người ngoài cộng đồng có chỉ số sinh học phù hợp.
Tính hiệu quả của phương pháp cấy ghép tế bào gốc dây rốn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, và một trong những yếu tố quan trọng nhất chính là sự phù hợp về chỉ số sinh học, ở đây chỉ số thường được sử dụng nhất là HLA (kháng nguyên bạch cầu người). Các dấu ấn HLA này được di truyền từ cha mẹ qua cho con cái và được xem như là “dấu vân tay” tế bào, cho phép hệ miễn dịch nhận biết và phân biệt tế bào của cơ thể với các tế bào ngoại lai. Nếu chỉ số HLA của người cho và người nhận hoàn toàn giống nhau, hoặc trong trường hợp ghép tự thân, thì tế bào gốc khi đưa vào chữa trị sẽ dễ dàng được cơ thể chấp nhận. Trong trường hợp chỉ phù hợp một phần, các biện pháp hỗ trợ để hệ miễn dịch không phản ứng thải loại mảnh ghép sẽ được áp dụng.
Phân loại
Các tế bào gốc có thể lấy ra từ phôi, thai, dịch ối, dây rốn, nhau thai, các mô khác nhau của người sau khi sinh cho đến người trưởng thành. Dựa vào nguồn mô lấy ra để phân lập so với giai đoạn phát triển phôi thai và cơ thể người ta chia các tế bào gốc thành các loại sau:
· Tế bào gốc phôi (embryonic stem cells): là các tế bào gốc được lấy từ khối tế bào bên trong của phôi nang 4-7 ngày tuổi. Đây là các tế bào chưa biệt hoá, có tính vạn tiềm năng, có thể phát triển thành bất kỳ loại tế bào nào của cơ thể.
· Tế bào gốc thai (foetal stem cells): là các tế bào gốc được phân lập từ tổ chức thai sau nạo phá thai. chúng có tiềm năng phát triển thành hầu hết các loại tế bào khác nhau của các mô và cơ quan.
· Tế bào gốc nhũ nhi (infant stem cells): là các tế bào phân lập từ dây rốn, máu dây rốn và từ nhau thai.
· Tế bào gốc trưởng thành (adult stem cells): là các tế bào chưa biệt hoá, được tìm thấy số lượng ít trong các mô của người trưởng thành (tủy xương, máu ngoại vi, mô não, mô da, mô cơ...).
· Tế bào gốc giống tế bào gốc phôi (embryonic like stem cell) hay tế bào gốc vạn tiềm năng cảm ứng (induced plutipotent stem cell) là những tế bào được tạo ra bằng cách cảm ứng các tế bào đã biệt hoá của cơ thể trở lại trạng thái giống như tế bào gốc phôi.
Trong số các nguồn cung cấp tế bào gốc kể trên, việc lấy tế bào gốc từ phôi, thai, dịch ối trước sinh có liên quan đến hủy phôi, nạo phá thai, can thiệp chọc dịch ối trước sinh là những việc làm có liên quan đến các lo ngại về đạo đức và ảnh hưởng bất lợi cho thai nhi;
Việc lấy tế bào gốc từ các mô ở người trưởng thành như tủy xương, máu ngoại vi, nang lông… có những khó khăn về kỹ thuật và hạn chế về số lượng tế bào cũng như chất lượng tế bào gốc vì chúng tương đối “già” hơn so với các tế bào gốc lấy từ phôi và thai.
Tế bào gốc máu dây rốn
Trong máu dây rốn trẻ sơ sinh, người ta đã phát hiện ra nhiều loại tế bào gốc, nhưng thành phần chủ yếu là tế bào gốc tạo máu và tế bào gốc trung mô. Các tế bào gốc tạo máu có khả năng tự làm mới và tái tạo tất cả các kiểu tế bào khác nhau tạo nên máu. Tế bào gốc máu dây rốn không gây nên các phản ứng mảnh ghép chống ký chủ nhiều như tế bào gốc tủy xương. Chúng ít bị giới hạn về hòa hợp HLA hơn là các tế bào gốc tủy xương trưởng thành, và chúng cũng ít khi bị nhiễm herpes virus.
Cho đến nay, tế bào gốc máu dây rốn tương tự như tế bào gốc tủy xương, đã và đang được dùng để điều trị trên 70 bệnh khác nhau như: ung thư máu, thiếu máu, các bệnh lý di truyền về máu, suy giảm miễn dịch và bệnh chuyển hóa. Ngoài ra, tế bào gốc máu dây rốn còn đang được ứng dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác như: đột quị, bại não, tim mạch…
CÁC BỆNH CÓ THỂ CHỮA BẰNG TẾ BÀO GỐC MÁU DÂY RỐN
UNG THƯ MÁU
- Bệnh bạch cầu tủy cấp tính
- Bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính
- Bệnh bạch cầu tủy mãn tính
- U mô bào
- Các loại ung thư bạch cầu khác
- Hội chứng loạn sản tủy
- Đa u tủy
- Ung thư tế bào bạch cầu
KHỐI U
- Ung thư hạch Hodgkin
- Ung thư hạch Non-Hodgkin
- Bệnh mô bào huyết tế bào Langerhans
- U nguyên bào thần kinh
- U nguyên bào võng mạc
RỐI LOẠN MÁU KHÔNG ÁC TÍNH
- Thiếu máu ngừng triển (thiếu sản xuất hồng cầu)
- Hội chứng Chediak-Higashi (bạch tạng cục bộ, mắt mờ, sợ ánh sang
- Hội chứng Diamond-Blackfan
- Thiếu máu Fanconi's
- Hội chứng suy tủy di truyền
- Suy bạch cầu bám dính
- Thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm
- Dòng Thalassemia thể nặng
RỐI LOẠN SUY GIẢM MIỄN DỊCH
- Bệnh u hạt mãn tính
- Suy giảm miễn dịch phổ biến
- Kết hợp thiếu miễn dịch nghiêm trọng (SCID)
Hội chứng Wiskott-Aldrich
RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA
- Loạn dưỡng chất trắng-thượng thận
- Bệnh Gaucher's (rối loạn chuyển hóa lipid bẩm sinh)
- Hội chứng Hurler (bất thường bẩm sinh ở xương và sụn, gây gù lung, dị tật khung xương)
- Bệnh Krabbe (loạn dưỡng chất trắng não, gây động kinh, suy giảm trí tuệ, không sống quá 2 năm)
- Metachromatic leukodystrophy (loạn dưỡng chất trắng não dị sắc, là bệnh trẻ em, gây chết người)
- Bệnh đặc xương, làm xương bị hóa vôi và tự nứt gãy
- Bệnh Wolman (rối loạn quá trình trao đổi chất, lách to, hóa vôi tuyến thượng thận)
Tế bào gốc màng dây rốn
Dây rốn được bao bọc bên ngoài là một lớp màng quấn quanh tổ chức của dây rốn. Lớp màng bao dây rốn này cũng có các tế bào gốc được gọi là tế bào gốc màng dây rốn. Từ đây người ta có thể tách được hai loại tế bào gốc là tế bào gốc biểu mô và tế bào gốc trung mô. Kỹ thuật tách chiết tế bào gốc từ màng dây rốn này do PGS. Phan Toàn Thắng, hiện đang giảng dạy và nghiên cứu tại Trường Đại học Quốc gia Singapore, phát hiện ra vào năm 2005.
Tế bào gốc trung mô phân lập từ màng dây rốn đang được thử nghiệm lâm sàng và thử nghiệm trên mô hình động vật ở các viện , trường đại học trên thế giới nhằm điều trị các bệnh như sau:
Tim
Tự kỷ
Xơ gan
Viêm loét đại tràng
Đột quỵ
Xơ hóa phổi
Viêm xương khớp
Bệnh Parkinson’s
Dùng hỗ trợ cho các cuộc ghép tế bào gốc tạo máu, giúp nhanh mọc mảnh ghép và hạn chế chứng mảnh ghép chống ký chủ (GVHD)
Tế bào gốc biểu mô phân lập từ màng dây rốn cũng có khả năng được dùng để điều trị:
Vết thương, vết loét khó lành
Điều trị tổn hại mắt sau bỏng
Thay thế các tế bào tiết insulin bị tổ hại trong tiểu đường
Các loại bỏng khác nhau
Chấn thương cơ
Theo công ty CRC, hiện nay, tế bào gốc màng dây rốn đang được ứng dụng và nghiên cứu rộng rãi ở các trường, viện đại học và bệnh viện tại Singapore:
- Trường Đại học Quốc gia Singapore: nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc màng dây rốn trong tái tạo gan, tim, và biệt hóa thành tế bào gốc gan
- Trung tâm ung thư quốc gia: Nghiên cứu ứng dụng trên bệnh ưa chảy máu loại A, liệu pháp gene.
- Bệnh viện Trung ương Singapore: nghiên cứu ứng dụng điều trị các vết thương khó lành
- Bệnh viện Trung ương Changi: nghiên cứu ứng dụng điều trị thiếu máu chi.
- Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em KK: nghiên cứu ứng dụng ở bệnh suy tim.
- Viện Khoa học Thần kinh Trung ương: nghiên cứu ứng dụng trên c1c bệnh thoái hóa thần kinh.
- Bệnh viện Thú y: nghiên cứu về khả năng điều trị suy gan, chăm sóc vết thương, thóa hóa xương trên chó và mèo
- Công ty KenRidge Asia – tập đoàn Kencare: Ứng dụng tế bào gốc màng dây rốn trong việc sản xuất các sản phẩm chăm sóc da, chăm sóc vết thương vá các sản phẩm tế bào gốc khác ở Singapore, Hàn Quốc, Việt Nam với nhãn hiệu “P’CELL”, “Juvi Skin Care”
- Đại diện của Algovital (Hàn Quốc) tại Singapore: Ứng dụng tế bào gốc màng dây rốn trong việc sản xuất các sản phẩm SkinCare ở Hàn Quốc với nhãn hiệu “ALGOCELL”
- CRC Skin Carew: ứng dụng tế bào gốc màng dây rốn trong sản xuất các sản phẩm chăm sóc da ở Singapore với thương hiệu “CALECIM”
- Cordlife: Ngân hàng máu và mô dây rốn tại Singapore và Châu Á.